Thị trường hồ tiêu (5/7-11/7/2018) - Giá tiêu xô nội địa tuần này tiếp tục giảm
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Giá thu mua tiêu đen xô nội địa tuần này tiếp tục giảm, cuối tuần giá gạo về mức 52,000-54,000 đ/kg, sát đáy thấp kỷ lục hồi tháng 3/2018.
Tính đến ngày 11/7 giá tiêu tại Chư Sê (Gia Lai) thấp nhất ở mức 51,000 đ/kg. Tại Đắc Lăk, Phú Yên, Đồng Nai tiêu được thu mua ở mức 52,000 đồng/kg. Bà Rịa-Vũng Tàu là địa bàn được thu mua với giá cao nhất 54,000 đ/kg. So với tuần trước, trung bình tuần này giá tiêu giảm từ 1,000-2,000 đ/kg.
Theo nguồn tin từ các thương lái thu mua tại Đắc Lăk, Gia Lai thì hiện tại lượng tiêu trong dân còn rất ít, người dân kẹt tiền đã bán ra để có chi phí chăm sóc vụ tiêu mới. Với xu hướng giá liên tục sụt giảm, người dân trồng tiêu tại Đắc Lăk, Gia Lai đã chuyển hướng sang trồng xen canh hoặc phá bỏ một phần diện tích cây tiêu để trồng cây ăn quả.
Xu hướng giá hạt tiêu tuần 21/6-27/6, tuần 28/6-04/7 và tuần 05/7-11/7, ngàn đồng/kg
Địa Phương |
Tuần 21/6-27/6 |
Tuần 28/6-04/7 |
Tuần 05/7-11/7 |
Đắk Lắk |
53-56 |
53-54 |
52-53 |
Đắk Nông |
54-56 |
54-55 |
53-54 |
Phú Yên |
53-56 |
53-54 |
52-53 |
Gia Lai |
53-55 |
53-54 |
51-52 |
Bà Rịa – VT |
56-57 |
55-56 |
54-55 |
Bình Phước |
55-56 |
54-55 |
53-54 |
Đồng Nai |
54-55 |
54-55 |
52-53 |
Tham khảo giá chào mua tiêu đen xô của một số doanh nghiệp tuần 21/6-27/6, tuần 28/6-04/7 và tuần 05/7-11/7, ngàn đồng/kg
Doanh nghiệp |
Tuần 21/6-27/6 |
Tuần 28/6-04/7 |
Tuần 05/7-11/7 |
Thanh Cao - Chư sê |
53.5-55.5 |
53.5-54 |
52-53 |
Maseco - Chư sê |
53.5-55.5 |
53.5-54 |
52-53 |
DK CN - Chư sê |
53-55 |
53-53.5 |
51.5-52.5 |
HH - Chư sê |
53-55 |
53-53.5 |
51.5-52.5 |
Nguồn: AgroMonitor tổng hợp
Diễn biến giá thu mua tiêu đen xô tại Gia Lai, Vũng Tàu và giá chào mua của doanh nghiệp, năm 2017-2018 (ngàn đồng/kg)
THƯƠNG MẠI – XUẤT KHẨU
Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, trong tháng 6/2018, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ước đạt 22.000 tấn, giá trị đạt 71 triệu USD. Lũy kế XK hạt tiêu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 132.000 tấn và 453 triệu USD, tăng 5,1% về lượng nhưng giảm tới 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Mỹ vẫn là thị trường đứng đầu về nhập khẩu hồ tiêu của VN trong 5 tháng đầu năm, với lượng nhập khẩu gần 19.000 tấn, chiếm 17,11%, tăng 1.265 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3.438 USD/tấn, giảm tới 61% so với cùng kỳ năm 2017.
Top 3 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tháng 5 lần lượt là: Trân Châu, Olam Việt Nam và Phúc Sinh.
Giá xuất khẩu hồ tiêu giảm mạnh trong tuần này.
Tuần này, giá xuất khẩu tiêu đứt chuỗi bình ổn, giảm mạnh ở tất cả các loại. Giá tiêu đen FAQ ở mức 3,100-3,200 USD/tấn, tiêu đen ASTA ở mức 3,500-3,600 USD/tấn (giảm 100 USD/tấn), tiêu trắng ASTA ở mức 4,600-4,700 USD/tấn, giảm 300 USD/tấn so với mức giá tuần trước.
Tham khảo giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam (USD/tấn):
Ngày |
Giá xuất khẩu |
||
Tiêu đen |
Tiêu đen |
Tiêu trắng |
|
11/4-12/4 |
3.200-3.300 |
3.600-3.700 |
4.900-5.000 |
16/4-17/4 |
3.300-3.400 |
3.700-3.800 |
4.900-5.000 |
18/4-20/4 |
3.300-3.400 |
3.700-3.800 |
5.000-5.100 |
23/4-26/4 |
3.300-3.400 |
3.700-3.800 |
5.000-5.100 |
27/4 |
3.300-3.400 |
3.800-3.900 |
5.100-5.200 |
02/5-07/5 |
3.400-3.500 |
3.800-3.900 |
5.100-5.200 |
08/5-21/5 |
3.300-3.400 |
3.700-3.800 |
5.000-5.100 |
22/5-5/7 |
3.200-3.300 |
3.600-3.700 |
4.900-5.000 |
6/7-11/7 |
3.100-3.200 |
3.500-3.600 |
4.600-4.700 |
Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Diễn biến Giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, FOB/HCM theo ngày, 2017-2018 (USD/tấn)
Lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam theo tháng, năm 2016-2018
Nguồn: Số liệu Hải quan
THẾ GIỚI
Thị trường hồ tiêu thế giới giao dịch chậm và xu hướng giá đi ngang. Mặc dù mùa thu hoạch ở Indonesia đang diễn ra, nhưng thị trường rất trầm lắng. Với mức giá thấp như hiện nay, người dân không hào hứng với việc bán ra. Ở Lampung và Bangka, giá vẫn giữ nguyên như tuần trước. Tuy nhiên, mệnh giá đồng nội tệ suy yếu so với đồng Đô la Mỹ nên giá giảm theo đồng đô la Mỹ, giá nội địa giảm nhẹ. Ở Sarawak giá tiêu đen và tiêu trắng cũng được báo cáo ổn định. Tại Ấn Độ, Việt Nam và Sri Lanka giảm đồng loạt giảm với giao dịch hạn chế.
Nhập khẩu hạt tiêu của Pháp năm 2018 dự báo bằng hoặc thấp hơn so với năm 2017
Năm 2017, Pháp nhập khẩu 10.800 tấn tiêu gồm 8.150 tấn tiêu nguyên hạt và 2.650 tấn tiêu xay, giảm 6% so với 11.500 tấn hạt tiêu nhập khẩu trong năm trước (2016). Việt Nam và Brazil là nguồn tiêu chính của Pháp trong năm 2017, cung cấp 47% (Việt Nam 24% và Brazil 23%). Nhà cung cấp quan trọng khác của Pháp là Indonesia (17%). Đức cũng cung cấp một lượng lớn hạt tiêu vào Pháp (13%) chủ yếu là hạt tiêu xay.
Năm 2018 nhập khẩu hồ tiêu của Pháp được dự báo bằng hoặc ít hơn so với năm ngoái. Từ tháng 1-4/2018, Pháp đã nhập 3.780 tấn (2.810 tấn tiêu nguyên hạt) và 970 tấn tiêu xay. So với lượng 3.520 tấn hồ tiêu nhập khẩu vào cùng kỳ năm ngoái, năm nay nhập khẩu đã tăng lên 7%. Trong bốn tháng đầu tiên, Brazil nổi lên là nhà cung cấp chính cho Pháp, đóng góp 45% tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu của Pháp. Việt Nam chỉ cung cấp 13% bằng với Đức. (https://www.commodity3.com/content/47/softs)
Giá tiêu Ấn Độ giảm mạnh về cuối tuần
Trong tuần này, giá tiêu Ấn Độ đột ngột giảm mạnh. Đầu tuần giá tiêu sàn NCDEX - Kochi Kỳ hạn giao T7/2018 giao dịch ở mức 37,227 rupee/tạ, nhưng cuối tuần giảm xuống còn 35,750 rupee/tạ, giảm tới 1,472 rupee/tạ so với mức giá cuối tuần trước. Đây là mức giá thấp nhất trong thời gian gần đây được ghi nhận.
Nguyên nhân gây giảm giá ở tất cả các nước được cho là nguồn cung dồi dào từ vụ thu hoạch của các nước Brazil, Campuchia và sắp tới là Indonesia trong khi nhu cầu mua yếu.
Tham khảo giá tiêu Ấn Độ trên sàn NCDEX (rupee/tạ)
Ngày |
5/7 |
6/7 |
9/7 |
10/7 |
11/7 |
Giá |
37,227 |
37,200 |
37,200 |
36,490 |
35,750 |
Diễn biến giá tiêu Án Độ trên sàn NCDEX – Kochi theo ngày, 2016-2018, rupee/tạ
Nguồn: AgroMonitor tổng hợp